Mở công ty là hành động vô cùng quan trọng và cần phải nắm rõ một số điều để làm đúng theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thêm rõ ràng về những điều cần biết khi thành lập và hoạt động kinh doanh.
1. Điều kiện chủ thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Có Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước
Đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Không thuộc vào những đối tượng không được thành lập và kinh doanh như đã quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014
Người chủ sở hữu phải tự kê khai đăng kí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chân thật, đúng pháp luật, đầy đủ và chính xác của thông tin khai trong hồ sơ đăng kí thành lập.
2. Loại hình doanh nghiệp
Có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2014:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: loại hình doanh nghiệp này có 2-50 thành viên góp vốn, khi thành lập cần xác định rõ số thành viên, thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức (hoặc đại diệp pháp luật), chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên: công ty do 1 các nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể là đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn điều lệ đã bỏ ra.
Doanh nghiệp tư nhân: do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình.
Công ty cổ phần: loại hình công ty từ 3 cá nhân/tổ chức trở lên, không hạn chế số lượng cổ đông vì vậy có thể tận dụng để phát hành cổ phần huy động vốn, các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn đã bỏ ra.
Công ty Hợp danh: loại hình doanh nghiệp này rất ít tại Việt Nam vì hạn chế ở mặt chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của chủ công ty.
Hãy cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để công việc làm ăn diễn ra thật suôn sẻ và tránh được những hậu quả về sau.
TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần
3. Đặt tên công ty như thế nào?
Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định thành lập, vì đó sẽ là một thương hiệu đi cùng doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động.
Dưới đây là những điều cần biết khi đặt tên công ty:
Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể có chữ số, kí hiệu nhưng phải phát âm được và bắt buộc phải có ít nhất 2 thành phần: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp đó.
Không được đặt trùng tên hoặc đặt tên dễ nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng kí. Ví dụ: Công ty Bảy Xê – Công ty 7C, như vậy là không được.
Tên công ty phải được đặt tại trụ sở chính, văn phòng làm việc, chi nhánh của doanh nghiệp.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài phải là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Lưu ý khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ như vậy hoặc dịch theo nghĩa gần nhất sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của công ty được viết từ tên riêng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.
Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân…trừ khi được chấp thuận từ đơn vị, cơ quan đó.
4. Người đại diện pháp luật, giám đốc công ty
Người đại diện pháp luật cho công ty chính là người kí kết giấy tờ, kí kết hợp đồng, làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu lực, có tính pháp lí và được luật pháp bảo vệ.
Các chức danh có thể làm người đại diện pháp luật là: Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc…
Người diện pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trong trường hợp vắng mặt trên 30 ngày thì phải có giấy ủy quyền cho người khác.
Nếu người đại diện của công ty là người nước ngoài, Việt kiều cũng phải thường trú ở Việt Nam tức là có thẻ thường trú tại Việt Nam.
5. Về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông hoặc thành viên góp vào công ty được cam kết một thời gian nhất định và nêu rõ trong điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức tối thiểu và tối đa của vốn điều lệ đối với những ngành nghề thông thường, còn với những ngành yêu cầu vốn pháp định thì có mức quy định rõ ràng.
Góp vốn là đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu. Tài sản góp vốn có thể là tiền (vnd), ngoại tệ tự do chuyển đổi, giấy tờ đất, nhà, vàng….
6. Thuế môn bài
Vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ vnđ thì phải đóng thuế môn bài cả năm là 3.000.000 vnđ, dưới 10 tỷ vnđ thì thuế môn bài cả năm là 2.000.000 vnđ.
Từ 01/01 đến 30/06 được cấp giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải đóng mức thuế môn bài 1 năm.
Từ 01/07 đến 31/12 được cấp giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải đóng mức thuế môn bài 6 tháng.
7. Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định địa chỉ trụ sở doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty được xác định bao gồm:
Số nhà, đường, phường/ xã/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc trung ương/ tỉnh. Ví dụ: 242 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TPHCM.
Nếu dự định thuê văn phòng trong tòa nhà làm trụ sở doanh nghiệp thì lấy địa chỉ trụ sở là địa chỉ tòa nhà.
Trên đây là một số điều cần lưu ý khi thành lập và hoạt động kinh doanh. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng, nhanh chóng hơn trong việc thành lập. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại Hoàn Cầu – một địa chỉ tin cậy cho những doanh nghiệp mới. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 090 166 8835 để được tư vấn.