top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ Quận 3 TPHCM giá rẻ

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Các khoản giảm trừ doanh thu | Cách hạch toán trong doanh thu

Quý khách đang thắc mắc về các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Cách hạch toán giảm trừ doanh thu chi tiết như thế nào? Vậy đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Doanh thu bị giảm trừ bởi một số khoản nhất định

Doanh thu bị giảm trừ bởi một số khoản nhất định

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán bao gồm:

Khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán trả lại

Khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán trả lại

Chiết khấu thương mại

Là khoản tiền mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hóa và dịch vụ với số lượng lớn.

Hàng bán bị trả lại

Là số lượng hàng mà người mua trả lại cho doanh nghiệp do hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất, chủng loại,…

Giảm giá hàng bán

Là khoản tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm cho khách hàng khi cung cấp hàng hóa kém phẩm chất, không đảm bảo điều kiện chất lượng, sai quy cách như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ khai báo thuế quý thuế tháng

Kết cấu, nội dung các khoản giảm trừ doanh thu

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 521 – các khoản giảm trừ doanh thu được quy định như sau:

Bên Nợ:

  1. Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

  2. Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.

  3. Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào các khoản thu khách hàng về số sản phẩm và hàng hóa đã bán.

Bên Có:

  1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm 3 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

  2. Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Phản ánh doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua đã trả lại trong kỳ.

  3. Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp sai quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp trong kỳ.

Hướng dẫn cách hạch toán trong doanh thu

Hướng dẫn cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Hướng dẫn cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách hạch toán giảm trừ doanh thu.

Hạch toán giảm trừ doanh thu trên tài khoản kế toán 511, Thông tư 133/2016/TT-BTC

Thông tư 133/2016/TT-BTC chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu lực từ 01/01/2017 đã bỏ tài khoản 521 mà Quyết định 48/2006/QĐ-BTC đã và đang áp dụng. Thay vào đó, các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được ghi giảm trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm 4 tài khoản cấp 2:

  1. Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa.

  2. Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm.

  3. Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.

  4. Tài khoản 5114 – Doanh thu khác.

Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu

Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu trên tài khoản 511, Thông tư 133/2016/TT-BTC:

– Phản ánh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương thức khấu trừ như sau:

  1. Nợ TK 5111, 5112, 5113, 5114 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

  2. Nợ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra được giảm.

  3. Có các TK 111, 112, 131,…

– Khi doanh nghiệp nhận sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại.

+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên:

  1. Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

  2. Nợ TK 155 – Thành phẩm.

  3. Nợ TK 156 – Hàng hóa.

  4. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

  1. Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa).

  2. Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm).

  3. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Thanh toán với người mua hàng về số tiền của các loại hàng bán bị trả lại đối tượng chịu thuế GTGT được thực hiện theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

  1. Nợ TK 511 – Giá bán chưa có thuế GTGT.

  2. Nợ TK 3331 – Thuế GTGT hàng bị trả lại.

  3. Có các TK 111, 112, 131,…

– Các chi phí phát sinh của loại hàng bán bị trả lại (nếu có):

  1. Nợ TK 6421 – Chi phí QLDN.

  2. Có các TK 111, 112, 141, 334,…

Hạch toán giảm trừ doanh thu trên tài khoản kế toán 521, Thông tư 200/2014/TT-BTC

Căn cứ vào cách tính thuế của từng doanh nghiệp, việc hạch toán sẽ tính theo các trường hợp:

Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ

 – Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  1. Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213).

  2. Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm).

  3. Có các TK 111, 112, 131,…

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua:

  1. Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213).

  2. Có các TK 111, 112, 131,…

>>> XEM NGAY: Công ty cung cấp dịch vụ kế toán TPHCM

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Kế toán hàng bán bị trả lại

– Khi doanh nghiệp nhận sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn

của hàng bán bị trả lại:

+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho được tính theo phương pháp kê khai thường xuyên:

  1. Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

  2. Nợ TK 155 – Thành phẩm.

  3. Nợ TK 156 – Hàng hóa.

  4. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho được tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

  1. Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa).

  2. Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm).

  3. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Thanh toán với người mua hàng về số tiền hàng bán đã bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ:

  1. Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT).

  2. Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311 – thuế GTGT hàng bị trả lại).

  3. Có các TK 111, 112, 131,…

+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại:

  1. Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

  2. Có các TK 111, 112, 131,…

– Các chi phí phát sinh khi hàng bán bị trả lại (nếu có):

  1. Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.

  2. Có các TK 111, 112, 141, 334,…

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511

  1. Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  2. Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Qua thông tin về cách tính các khoản giảm trừ doanh thu đã giúp quý khách hiểu hơn về các khoản giảm trừ doanh thu. Nếu quý khách có thắc mắc hay vấn đề gì thì hãy liên hệ với Hoàn Cầu để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page