Trong thời buổi hiện nay, nền kinh tế không ngừng hội nhập và phát triển thì việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư là nước ngoài đang ngày càng được chú trọng. Vậy doanh nghiệp fdi là gì? Điều kiện để trở thành một doanh nghiệp fdi là gì? Hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Doanh nghiệp fdi là gì?
Doanh nghiệp fdi được viết tắt của từ Foreign Direct Investment, trong tiếng anh loại hình doanh nghiệp này có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Thế nhưng hiện nay, tại các văn bản pháp luật ở Việt Nam chưa định hình được loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Doanh nghiệp FDI là gì?
Một số vai trò và đặc điểm nổi bật của công ty fdi là gì?
Vai trò của doanh nghiệp fdi là gì?
Sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Dưới đây là một số vai trò phổ biến của doanh nghiệp fdi mà bạn có thể tham khảo qua:
Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển nền kinh tế.
Tăng cường đẩy mạnh quá trình xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động.
Góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách của nhà nước.
Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông.
Tạo tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Góp phần cải thiện bộ máy vận hành của doanh nghiệp, đồng thời cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh.

Vai trò của doanh nghiệp fdi là gì?
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp fdi là gì?
Một số đặc điểm nổi bật cơ bản của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Thiết lập quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư tới một nhà đầu tư khác.
Thực hiện ở hữu với quyền quản lý đối với tất cả các nguồn vốn đã được đầu tư.
Doanh nghiệp FDI cũng có thể được xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp tổ chức đa quốc gia.
Cần thể hiện được quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của các nhà đầu tư với các nước bản địa.
Cần có sự cố gắng của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế.
Điều kiện để trở thành doanh nghiệp fdi là gì?
Ngoài giải thích doanh nghiệp fdi là gì? Thì bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những điều kiện cụ thể để thành lập một doanh nghiệp fdi:
Được thành lập hoặc có vốn thuộc chủ sở hữu đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu Tư 2020, các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo luật pháp của nước ngoài sẽ được thành lập hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một đối tượng đầu tư là người nước ngoài đứng ra thành lập hay góp vốn cho doanh nghiệp đó.
Kinh doanh các mặt hàng cấm theo quy định của pháp luật.
Những ngành nghề mà doanh nghiệp FDI bị cấm trong kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu Tư năm 2020, sẽ bao gồm những ngành nghề như sau:
Tại phụ lục 1 của Điều 6 Luật Đầu Tư năm 2020 các doanh nghiệp không được kinh doanh chất ma túy.
Tại phụ lục 2 ở luật trên doanh nghiệp fdi không được kinh doanh các loại hóa chất và các khoáng vật.
Không được kinh doanh các mẫu vật của các loại động vật quý hiếm và buôn bán các loại động vật hoang dã, thủy sản quý hiếm theo luật trên tại phụ lục 3.
Doanh nghiệp fdi không được kinh doanh các hoạt động mại dâm.
Không được kinh doanh mua bán người, xác, các bộ phận trên cơ thể, bào thai nhi.
Không nên kinh doanh mua bán các loại pháo nổ.
Không nên kinh doanh các loại hình cho vay nặng lãi, dịch vụ đòi nợ.

Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp fdi là gì?
Doanh nghiệp xin giấy xác nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đầu tư. doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
Ban Giám đốc khu công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ và khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 của bài viết này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Tiến hành thành lập doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để kinh doanh. Xong bước đăng ký thành lập doanh nghiệp thi chính thức trở thành doanh nghiệp fdi và được hưởng các quyền lợi của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những vấn đề cần tránh khi làm thủ tục để thành lập doanh nghiệp fdi là gì?
Để thành lập một doanh nghiệp FDI phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Cần lên lên kế hoạch để có nguồn vốn đầu tư dự án.
Cần lựa chọn, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Chú ý quy mô dự án.
Lựa chọn lĩnh vực mà các nhà đầu tư muốn kinh doanh.
Cần phải có pháp luật chuyên quyền cho do doanh nghiệp nước ngoài mà bạn muốn đầu tư.
Thực hiện các Hiệp định thương mại quốc gia của nhà đầu tư Việt Nam và các công ước quốc tế quy định mà hai bên phải ký kết.
Trên đây là nội dung về doanh nghiệp fdi là gì mà Hoàn Cầu Office muốn gửi đến cho các bạn. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp các bạn sẽ có kiến thức thức về cách thành lập doanh nghiệp FDI và tránh né những rủi ro trong quá trình trình đăng ký nhé! Chúc các bạn thành công.