Vốn là một trong những phần không thể thiếu khi thành lập công ty, giúp doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng: Vốn pháp định là gì? Giữa vốn điều lệ và vốn pháp định khác nhau ra sao? Cùng Hoàn Cầu giải đáp nhé!
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là gì? Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên, đến Luật Doanh nghiệp 2014 thì đã bỏ và không còn được cụ thể trong Luật.
Đặc điểm của vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định sẽ bao gồm những đặc điểm sau:
Phạm vi áp dụng
Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định (các ngành nghề sẽ được nêu trong danh sách). Nói cách khác là tùy vào ngành, nghề khác nhau mà mức vốn pháp định khác nhau.
Quy định mức vốn pháp định đối với từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể:
Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh bất động sản là 6 tỷ đồng.
Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ đồng.
Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế là 250 triệu đồng.
Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng.
Về đối tượng áp dụng
Vốn pháp định sẽ cấp cho chủ thể kinh doanh gồm các đối tượng như cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể,…
Ý nghĩa pháp lý
Nhằm giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, phòng trừ rủi ro.
Thời điểm cấp vốn pháp định
Giấy xác nhận vốn của công ty sẽ được cấp trước khi cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Vốn pháp định khác với vốn góp của chủ sở hữu, vốn kinh doanh: Vốn góp, vốn kinh doanh bắt buộc phải lớn hơn so với vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp TPHCM
Vốn điều lệ là gì?
Sau khi tìm hiểu về vốn pháp định là gì cũng đã giúp quý khách hiểu hơn, để giải đáp thắc mắc về sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định, hãy xem qua khái niệm của vốn điều lệ.
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 giải thích: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Có nghĩa là, vốn điều lệ là số tiền mà các thành viên đã cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi phòng đăng ký kinh doanh.
Pháp luật không bắt buộc mức vốn điều lệ tối thiểu/tối đa khi thành lập doanh nghiệp, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty và vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán cũng như nghĩa vụ tài chính.
Đặc điểm của vốn điều lệ
Những đặc điểm của vốn điều lệ bao gồm:
Vốn điều lệ có thể là tài sản góp vốn như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản trong điều lệ.
Vốn điều lệ dựa trên số vốn góp, cam kết góp của các thành viên, có nghĩa là vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty cần điều chỉnh số vốn này hợp lý để không chỉ thể hiện được tiềm lực tài chính mà còn có thể tránh gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Sau khi tìm hiểu về vốn pháp định là gì, vốn điều lệ là gì, hãy cùng Hoàn Cầu điểm qua sự khác biệt của hai loại vốn điều lệ và vốn pháp định dưới đây!
Điểm giống nhau
Cả hai loại vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của công ty do thành viên và cổ đông công ty đóng góp. Loại vốn này đã được quy định rõ ràng và phải được đáp ứng khi doanh nghiệp hoạt động.
Điểm khác nhau
Một số sự khác nhau của vốn pháp định là gì và vốn điều lệ được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây:
Bảng so sánh vốn pháp định là gì và vốn điều lệ
Trên đây là những thông tin về vốn pháp định là gì và bảng so sánh giữa vốn pháp định và vốn điều lệ, giúp quý khách có thêm thông tin hữu ích. Để tránh rủi ro về pháp lý, hãy liên hệ với Hoàn Cầu để được tư vấn kỹ hơn thông tin về vốn pháp định thành lập công ty cũng như những thông tin liên quan nhé!
BẠN CÓ BIẾT: Chi phí thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?