top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì và những thông tin quan trọng cần biết

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? BHTN là gì? Căn cứ theo Luật Việc làm 2013, Hoàn Cầu sẽ chia sẻ với quý khách những thông tin cụ thể về đối tượng, điều kiện, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, hồ sơ, thủ tục nhận trợ cấp theo quy định mới nhất của Luật này. Những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc cho các đơn vị, công ty cần phải nắm rõ luật để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.


1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013, Hoàn Cầu sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi “bảo hiểm thất nghiệp là gì?” như sau:


Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.


Ngoài ra, có thể giải thích BHTN là bảo hiểm gì đơn giản như sau: Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng chính sách xã hội phi lợi nhuận để hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người lao động không may thất nghiệp. BHTN được coi là chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động, một chiếc “phao cứu sinh” giải quyết khó khăn cho người lao động khi mất việc làm.


2. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động và người sử dụng lao động
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động và người sử dụng lao động

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:


“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:


a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;


b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;


c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.


Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.


2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.


3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”


3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

3.1. Trợ cấp thất nghiệp


Người lao động bị thất nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng và chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Cụ thể về điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian/thời điểm nhận trợ cấp, hồ sơ, thủ tục được nêu chi tiết ở mục 5, 6, 7, 8 của bài viết này.


3.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được giới thiệu việc làm
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được giới thiệu việc làm

Điều 54 Luật Việc làm 2013 khẳng định: “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.”


3.3. Hỗ trợ học nghề


Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg cụ thể:


“Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.


Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.”


3.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề


Người lao động được tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cũng như kỹ năng nghề để duy trì việc làm do người sử dụng lao động tổ chức. Bảo hiểm thất nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia. Người lao động nên quan tâm, tìm hiểu kỹ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo được nhận phần tiền mà mình xứng đáng được hưởng.


4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và đơn vị sử dụng lao động như sau:


“a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;


b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;


c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”


5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2021 cụ thể như thế nào?


Căn cứ theo Mục 3 Điều 49 Luật Việc làm 2013 , người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:


“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:


a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;


b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;


2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;


3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;


4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:


a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;


b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;


c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;


d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;


đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;


e) Chết.”


6. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 50, Luật Việc làm 2013:


“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”


6.1. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp


“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”


6.2. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp


“Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đóng BHTN được 50 tháng với lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 5.000.000VNĐ.


Thời gian được hưởng BHTN của bà A sẽ như sau:

  • 36 tháng đầu tiên => Bà Nguyễn Thị A được hưởng 03 tháng trợ cấp.

  • 12 tháng BHTN tiếp theo => Bà Nguyễn Thị A được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp.

  • Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => Thời gian đóng BHTN chưa hưởng của bà Nguyễn Thị A sẽ được cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của Bà Nguyễn Thị A sẽ là: 5.000.000 x 60% = 3.000.000 VNĐ/tháng.


7. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:


“1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.


2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:


a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;


b) Quyết định thôi việc;


c) Quyết định sa thải;


d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;


đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.


Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.


3. Sổ bảo hiểm xã hội.


Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.


Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.”


8. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.


Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động nhận được quyết định hưởng trợ cấp BHTN thì người lao động sẽ đến cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp. 


Bài viết vừa giải đáp cụ thể câu hỏi “bảo hiểm thất nghiệp là gì?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục, Hoàn Cầu – đơn vị có kinh nghiệm làm việc và giải trình tốt với cơ quan Nhà nước: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thuế, bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan sẽ giải đáp tận tình cho quý khách. Mọi thắc mắc về câu hỏi “BHTN là gì?”, “thời gian đóng BHTN chưa hưởng là gì?” quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn cụ thể!


Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page