top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Hạch toán là gì? Các loại hạch toán và bản chất của hạch toán

Hạch toán là một từ ngữ chuyên ngành quen thuộc đối với dân kế toán. Nó giúp phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin về việc chỉ đạo và quản lý kinh tế của tổ chức, doanh nghiệp. Vậy hạch toán là gì? Có bao nhiêu loại? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây, bạn hãy theo dõi để biết rõ hơn nhé!

hạch toán là gì
Hạch toán kinh doanh

Hạch toán là gì?

Hạch toán được hiểu nôm na là một hệ thống điều tra bao gồm 4 bước: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm giúp cho các hoạt động quản lý kinh tế được chặt chẽ hơn.


Trong đó:

  1. Quan sát: Đây là quá trình được tiến hành đầu tiên trong khâu quản lý với mục đích là ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập.

  2. Đo lường: Nhằm đo lượng hóa các hao phí có trong sản xuất và của cải vật chất đã sản xuất ra bằng các đơn vị đo như tiền, lao động hoặc hiện vật.

  3. Hạch toán: Quá trình này được thực hiện bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp hoặc các phép tính để biết được mức độ thực hiện và hiệu quả của từng quá trình kinh tế.

  4. Ghi chép: Trong quá trình này, hệ thống sẽ ghi nhận lại, xử lý kết quả của các hoạt động kinh tế để từ đó dựa trên các thông tin và đưa ra các quyết định phù hợp.

Các loại hạch toán trong kinh doanh

Tại Việt Nam, hiện đang có 3 loại hạch toán chính:


Hạch toán thống kê


Hạch toán thống kê có những đặc trưng tương tự như thống kê hiện đại. Nó được dùng để nghiên cứu mối liên hệ mật thiết giữa mặt lượng và chất của các hiện tượng về mặt kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm làm việc cụ thể. Qua đó, có thể rút ra được bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

Hạch toán thống kê
Hạch toán thống kê

Hạch toán nghiệp vụ


Hạch toán nghiệp vụ là sự theo dõi, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ cụ thể để phục vụ cho việc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện của các quá trình và nghiệp vụ. Hiện vật, lao động và giá trị là những thước đo phù hợp cho loại hạch toán này.


Hạch toán kế toán


Hạch toán kế toán là gì? Đây là loại hạch toán phổ biến và thường được dùng nhiều hiện nay giúp con người thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản. Để từ đó có thể tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính của một đơn vị.


Cách phân loại hạch toán kế toán

Để phân loại hạch toán kế toán, chúng ta có thể dựa vào nhiều yếu tố. Cụ thể:


Dựa vào mức độ, tính chất


Có 2 loại hạch toán được phân chia theo cách phân loại này, cụ thể:

  1. Kế toán tổng hợp: Các thông tin kế toán sẽ được ghi chép, thu thập và cung cấp ở dạng tổng quát dựa trên những chỉ tiêu tổng hợp bằng thước đo tiền tệ.

  2. Kế toán chi tiết: Các thông tin kế toán sẽ được thu nhận và cung cấp ở dạng chi tiết về một chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện. Những chỉ tiêu này có thể được đo bằng thước đo tiền tệ, hiện vật hoặc lao động.

Hạch toán kế toán tổng hợp
Hạch toán kế toán tổng hợp

Dựa vào cách thu nhận thông tin


  1. Kế toán đơn: Các thông tin về nghiệp vụ tài chính, kinh tế sẽ được ghi chép, thu nhận một cách riêng biệt, độc lập.

  2. Kế toán kép: Những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính sẽ được ghi chép, thu nhận một cách đồng thời trong mối quan hệ mật thiết với nhau.

Dựa vào phạm vi thông tin kế toán cung cấp

  1. Kế toán tài chính: Loại kế toán này sẽ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp sử dụng và được đo bằng đơn vị tiền tệ.

  2. Kế toán quản trị: Loại kế toán này sẽ giúp thu nhận, tổng hợp và cung cấp thông tin giá trị cho các nhà quản trị doanh nghiệp để họ quản lý, nghiên cứu và đề ra các quyết định chiến lược phù hợp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa vào đặc điểm, mục đích của đơn vị kế toán

  1. Kế toán công: Kế toán này được dùng cho những đơn vị hoạt động phi lợi nhuận hoặc không có tính chất kinh doanh.

  2. Kế toán doanh nghiệp: Loại kế toán này được dùng cho những đơn vị hoạt động kinh doanh, sản xuất với mục đích thu lợi nhuận.

Đặc điểm của hạch toán kế toán là gì?

Đặc điểm của hạch toán kế toán được thể hiện thông qua đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thông tin hạch toán kế toán.


Đối tượng nghiên cứu


Hạch toán kế toán thường nghiên cứu về các đối tượng kinh tế, tài chính như sau:

  1. Sự biến động về vốn, tài sản

  2. Sự luân chuyển của tài sản

  3. Quá trình vận động của vốn trong các đơn vị và tổ chức

Phương pháp nghiên cứu


Bên cạnh sử dụng 3 loại thước đo là thước đo hiện vật, thước đo giá trị và thước đo lao động, hạch toán kế toán còn kết hợp thêm một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.


Thông tin hạch toán kế toán


Thông tin hạch toán chính là những thông tin chi tiết về sự tuần hoàn của vốn. Ở mỗi doanh nghiệp, từ khi cung cấp vật tư cho tới sản xuất và tiêu thụ, tất cả mọi thứ sẽ được ghi nhận và phản ánh đầy đủ, chi tiết thông qua thông tin kế toán.

Hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế

Vai trò của hạch toán là gì?

  1. Phục vụ cho nhà quản lý: Thông qua các thông tin hạch toán, các cấp quản lý có thể lập ra và kiểm soát được những kế hoạch khả thi để phát triển doanh nghiệp một cách dễ dàng.

  2. Phục vụ cho nhà đầu tư: Thuận lợi cho các nhà đầu tư nắm bắt được các thông tin về hiệu quả kinh doanh và khả năng dùng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ có quyết định là có nên đầu tư cho doanh nghiệp này hay không.

  3. Phục vụ cho cơ quan nhà nước: Giúp các cơ quan Nhà nước nắm bắt kịp thời và chính xác tình hình kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó đặt ra chính sách thuế hoặc hỗ trợ đầu tư phù hợp nhất.

Yêu cầu của hạch toán kinh doanh là gì?

Đảm bảo tính thống nhất


Công tác kế toán được tổ chức theo một hệ thống nhất từ trung ương cho đến các đơn vị kinh tế cơ sở. Do đó, những tài liệu kế toán khi cung cấp phải được đảm bảo tính thống nhất và đúng quy định của nhà nước.


Đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực


Những thông tin của kế toán cần đảm bảo được tính chính xác, khách quan và đúng với bản chất của các hoạt động kinh tế. Điều này sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và những cấp quản lý của doanh nghiệp nhận thức chính xác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, họ sẽ đưa ra được những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu các hoạt động kém hiệu quả.

yêu cầu của hạch toán kinh doanh là gì
Hạch toán cần đảm bảo sự chính xác, khách quan

Đảm bảo tính kịp thời


Để nền kinh tế trong nước được phát triển và mở rộng hơn nữa thì những người quản lý cần nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động tài chính, kinh tế từng thời điểm/kỳ. Để từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp và đúng đắn.


Đảm bảo sự rõ ràng, dễ hiểu


Những thông tin kế toán khi cung cấp cần phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu để cơ quan Nhà nước có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp.


Nhiệm vụ của hạch toán trong kế toán là gì?

Hạch toán là một hệ thống có nhiệm vụ thu nhận và xử lý những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Qua đó, kiểm tra tình hình chỉ tiêu của kế hoạch, kiểm tra hoạt động sử dụng tài sản và thực hiện những hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.


Đến đây, chắc hẳn các bạn đã biết rõ hạch toán kinh doanh là gì rồi phải không nào? Tiếp theo bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết cùng lưu ý một số lỗi thường gặp khi hạch toán và cách khắc phục sao cho phù hợp.


Những sai sót thường gặp phải khi hạch toán

Với một khối lượng lớn công việc mỗi ngày nên bộ phận kế toán sẽ không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình hoạt toán. Sau đây là một số lỗi khi hạch toán thường gặp phải:


Tiền mặt

  1. Chủ quan và không kiểm tra kỹ dẫn đến số tiền trên phiếu thu, chi khác so với những khoản thu chi trên sổ sách kế toán.

  2. Vi phạm các nguyên tắc bất kiêm nhiệm như kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ,…

  3. Hạch toán phiếu chi trước phiếu thu làm cho số dư quỹ tiền mặt thực tế âm.

  4. Chênh lệch giá trị giữa tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ khi tiến hành kiểm tra.

Vậy, cách để giải quyết những lỗi khi hạch toán trong kế toán là gì? Câu trả lời là doanh nghiệp cần phải công khai minh bạch các khoản thu chi và kèm theo hóa đơn hoặc sự xác nhận của người sử dụng số trên. Bên cạnh đó là cần phải có sự tham gia của ban giám đốc để giám sát các hoạt động trên.

Các lỗi thường gặp khi hạch toán
Các lỗi thường gặp khi hạch toán

Tiền gửi ngân hàng

  1. Sự chênh lệch giữa sổ sách kế toán với biên bản khi đối chiếu với ngân hàng, các bản cân đối số phát sinh.

  2. Phản ánh chi phí không hợp lý về các khoản gửi tiền, rút quá số dư, tiền lãi vay,…

  3. Sai thông tin người nhận và gửi được ủy thác.

Để khắc phục, việc quản lý tiền trong ngân hàng cần có sự công khai và minh bạch. Đồng thời, đội ngũ nhân viên kế toán cũng cần được đào tạo kỹ lưỡng và làm đúng trình tự các khâu, tránh đi sự thiếu sót hay thiếu rõ ràng khi kê khai nguồn thu chi gây thất thoát ngân sách của công ty.


Đầu tư tài chính

  1. Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ làm xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh đi kèm gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát nguồn vốn và thu chi trong doanh nghiệp.

  2. Việc đầu tư, kinh doanh không có hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh.

Để xử lý sai sót này, các nhân viên kế toán cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và chịu những hình phạt thích đáng.


Hy vọng rằng, với những bài viết trên đây sẽ giúp các bạn biết được hạch toán là gì cùng các loại hạch toán hiện nay. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho Hoàn Cầu nhé!

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page