Nợ công là gì? Bản chất và các loại nợ công theo quy định. Vấn đề quản lý chúng ở Việt Nam và những đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro như thế nào? Không chỉ có cá nhân, tổ chức mới cần có nhu cầu huy động vốn mà ngay cả nhà nước cũng có lúc cần đến sự huy động nguồn lực này từ cả trong và ngoài nước quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm nợ công?
Nợ công hay còn được gọi nợ chính phủ hay nợ công quốc gia. Đây được xem là tổng các giá trị, khoản tiền mà chi phí quốc gia thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này nhằm mục đích tài trợ cho các khoản ngân sách đang bị thâm hụt.
Phân loại các hình thức nợ công được áp dụng hiện nay
Theo khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 nợ công sẽ bao gồm:
– Nợ chính phủ: Đây là khoản nợ được phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh của chính phủ.
Nợ này được Chính phủ phát hành công nợ.
Nợ do chính Chính phủ ký kết các thỏa thuận được vay trong nước hay nước ngoài.
Nợ của ngân sách của trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, ngân quỹ của nhà nước, quỹ tài chính nước ngoài ngân sách.
– Nợ chính quyền địa phương: Là khoản nợ phát sinh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay.
Nợ do phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Nợ do vay lại vốn ODA hay vay ưu đãi nước ngoài.
Nợ của ngân sách địa phương được vay từ chính sách ngân hàng Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của Pháp luật về ngân sách của nhà nước.
– Nợ chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, ngân sách của Nhà nước vay và được chính phủ bảo lãnh.
>>> Xem thêm tại đây: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói [cập nhật năm 2022] chi tiết nhất
Khủng hoảng nợ công là gì?
Khủng hoảng nợ công là các vấn đề tài chính và kinh tế xảy ra do các quốc gia đang dần mất đi khả năng chi trả các khoản nợ Chính phủ hoặc khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh. Thời điểm này sẽ bùng nổ khi các khoản nợ Chính phủ đã không còn ở mức an toàn so với quy mô nền kinh tế.
Ta có thể thấy khả năng trả nợ của chính phủ sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với mức tăng trưởng nền kinh tế của nhà nước. Đối với trường hợp này, mức tăng trưởng cao và ổn định, nguồn thu của ngân sách nhà nước được đảm bảo theo đó là khả năng thanh toán các khoản nợ.
Khi khủng hoảng công nợ xảy ra, Chính phủ sẽ phải chịu sức ép nặng nề từ các chủ thể cho vay tiền về các khoản lãi phát sinh.
Những dấu hiệu cơ bản thường thấy khi khủng hoảng nợ công như sau:
Lãi suất trái phiếu của Chính phủ ngày càng tăng mạnh, việc phát hành thêm trái phiếu sẽ trở nên ngày càng khó khăn.
Tình trạng thâm hụt ngân sách lớn, nợ công vượt quá mức cho phép và chính phủ lại không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Chính phủ cần phải cần phải kêu gọi hỗ trợ nguồn vốn từ các quốc gia khác và các tổ chính tài chính, tín dụng quốc tế.
Hệ thống thể chế, giám sát tài chính không theo kịp sự biến động của thị trường tài chính.
Lòng tin của nhà đầu tư cũng như công chúng đang ngày càng bị giảm sút, dẫn đến tình trạng thoái lui đầu tư và nguy cơ xảy ra các biểu tình, đình công.
Một số đặc điểm nổi bật của nợ công là gì?
Với các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn, việc được vay khoản tiền để duy trì và phát triển kinh tế nước nhà là điều rất vui mừng. Trường hợp chính phủ của một quốc gia nào đó chấp nhận việc cho vay tiền tức là đã xác định rõ ràng các khoản vay đối với sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, nợ công không chỉ giúp làm gia tăng nguồn nhân lực cho nhà nước mà còn tạo điều kiện cho quốc gia có điều kiện tăng cường nguồn vốn , phát triển cơ sở hạ tầng và khả năng đầu tư đồng bộ của nhà nước.
Nợ công còn có thể huy động vốn từ nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế . Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế, ngoại giao vô cùng quan trọng của các nước đang phát triển.
Những hành vi cần phải nghiêm cấm trong quá trình huy động nợ công
Theo quy định của Luật Quản lý công nợ năm 2017, dưới đây là những hành vi cần phải nghiêm cấm trong việc quản lý nợ công là gì:
Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép thì không được vượt hạn mức để huy động vốn.
Sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng, vượt ngưỡng định mức, không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn.
Có hành vi vụ lợi, tham nhũng, chiếm đoạt trong quá trình quản lý và sử dụng nợ công.
Làm trái quy định của nhà nước về việc quản lý công nợ, thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí các khoản vay.
Không cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
Cản trở các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các quy phạm của pháp luật về việc quản lý nợ công.
>>> Xem thêm: Vốn điều lệ là gì? Có cần minh chứng vốn điều lệ lúc thành lập
Xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật về việc quản lý nợ công
Khi các đối tượng có những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc quản lý nợ công là gì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Đối với, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để hành vi phạm pháp xảy ra. Tùy thuộc vào các tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan tổ chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật về việc quản lý nợ công còn tùy thuộc theo mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có gây thiệt hại cần phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung Nợ công là gì? Bản chất và các loại nợ công theo quy định mà Hoàn Cầu Office đã chia trẻ qua bài biết. Nếu trong quá trình tìm hiểu nếu các bạn đọc giả vẫn còn thắc mắc hay quan quan tâm và nhu cầu sử dụng hiểu nợ công thì để lại bình luận dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể và chi tiết nhất nhé!