131 là tài khoản gì? Các nguyên tắc kế toán để thực hiện đối với tài khoản 131 được pháp luật quy định hiện nay như thế nào? Vấn đề này chắc hẳn được nhiều bạn thắc mắc khi mới tiếp xúc và làm quen với chế độ kế toán tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong bài viết sau đây, Hoàn Cầu Office sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp cho bạn về vấn đề này.
MỤC LỤC
Tài khoản 131 là gì?
Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng là tài khoản dùng để phản ánh về các khoản nợ cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản cung cấp dịch vụ và đầu tư tài chính.
Nguyên tắc kế toán của tài khoản 131 trên bảng cân đối kế toán
Hạch toán phải thu của khách hàng là tài sản gì? Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC chỉ dẫn chế độ hạch toán doanh nghiệp, tài khoản 131 là hạch toán phải thu của khách hàng. Tài khoản này có quan hệ đối ứng với các tài khoản như:
Bên Nợ: Các khoản nợ phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ kế toán.
Bên Có: Các khoản nợ phải thu của khách hàng đã được thanh toán trong kỳ kế toán.
>>> Xem thêm: Phân biệt cổ phần và cổ phiếu trong doanh nghiệp cổ phần
Phân loại những khoản phải thu của khách hàng
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, các khoản phải thu của khách hàng được phân loại thành 3 loại:
Khoản phải thu có thể thu hồi được: Là các khoản phải thu của khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng thu hồi được đầy đủ cả gốc lẫn lãi trong thời hạn quy định.
Khoản phải thu khó đòi: Là các khoản phải thu mà khách hàng có khả năng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khoản phải thu có khả năng không thu hồi được: Là các khoản phải thu mà doanh nghiệp không có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi.
Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn được phân loại dựa trên kỳ hạn thu hồi của các khoản phải thu.
Phần nợ phải thu ngắn hạn
Hạn thanh toán của phần nợ này là trong vòng 12 tháng hoặc trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp (nếu như chu kỳ đó dưới 12 tháng).
Phần nợ phải thu dài hạn
Hạn thanh toán của phần nợ hơn 12 tháng hoặc dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường (nếu chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng).
⇒ Khi phân loại, doanh nghiệp sẽ tính từ ngày lập báo cáo tài chính đến ngày đáo hạn mà không tính từ ngày phát sinh tăng phần nợ phải thu.
Các chứng từ được sử dụng trong kế toán tài khoản 131 theo thông tư 200
Các chứng từ được sử dụng trong kế toán tài khoản 131 theo thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:
Hóa đơn bán hàng: Là chứng từ kế toán dùng để ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời ghi nhận phần nợ phải thu của khách hàng.
Phiếu thu: Là chứng từ kế toán dùng để xác nhận số tiền thu được từ khách hàng.
Phiếu chi: Là dùng để ghi nhận số tiền chi cho khách hàng.
Giấy báo nợ: Là do người bán gửi cho người mua để thông báo số tiền còn lại cần phải thanh toán.
Giấy báo có: Là do người mua gửi cho người bán để thông báo số tiền đã thanh toán.
Văn bản thỏa thuận: Là dùng để ghi nhận các thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng về việc thanh toán các khoản nợ phải thu.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
Bên nợ gồm có
Số tiền thừa cần trả cho khách hàng;
Số tiền phải nhận của khách hàng phát sinh trong kỳ khi thực hiện bán sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, BĐS đầu tư, dịch vụ và các khoản đầu tư tài chính.
Thực hiện đánh giá lại các khoản thu bằng tiền ngoại tệ (trong trường hợp tỷ giá đồng ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
Bên có bao gồm
Đánh giá lại các khoản thu bằng ngoại tệ (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng Việt Nam).
Số tiền mà khách hàng đã trả nợ.
Số tiền để chiết khấu thanh toán và chiết khấu giảm giá cho người mua.
Số tiền doanh nghiệp đã nhận trước hoặc trả trước của khách hàng.
Doanh thu của số hàng hóa đã bán đi và bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT).
Các khoản giảm giá bán hàng cho khách hàng sau khi đã thực hiện giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
Tài khoản 131 theo thông tư 200 còn quy định về số dư bên Nợ bao gồm:
Số tiền cần phải thu được của khách hàng.
Tài khoản này có thể xuất hiện số dư bên Có. Số dư bên có phản ánh về số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng đối với từng đối tượng cụ thể. Vì thế khi lập Bảng Cân đối kế toán, bạn phải lấy số dư tiết của từng đối tượng phải thu của tài khoản để ghi ở cả 2 phần chỉ tiêu là bên “Tài sản” và “ Nguồn vốn”.
>>> Đừng bỏ qua: Hồ sơ năng lực công ty là gì? Gồm những gì? Mẫu tham khảo
Các hạch toán của TK131 – Phải thu của khách hàng là tài khoản gì?
Trường hợp phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu tiền của khách hàng
Các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ra khi tiến hành ghi nhận doanh thu bao gồm thuế khoản thuế gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 131: Tổng giá trị phải thu của khách hàng.
Có TK 511: Doanh thu cung cấp hàng hóa sản phẩm, dịch vụ (chưa bao gồm thuế).
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp.
Trong trường hợp không tách các khoản thuế phải nộp:
Nợ TK511 là: Doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vụ (đã bao gồm thuế).
Có TK333 là: Khoản thuế phải nộp nhà nước.
Trường hợp chuyển nhượng các khoản thu về tài chính chứng khoán ngắn hạn:
Trường hợp lãi thì kế toán sẽ ghi
Nợ TK 131: Ghi nhận số tiền phải thu khách hàng.
Có TK 121: Giá trị mua vào của chứng khoán bán ra.
Có TK 515: Mức tiền chênh lệch giữa giá mua nhỏ hơn giá bán.
Trường hợp lỗ thì kế toán ghi
Nợ TK131: Ghi nhận số tiền phải thu khách hàng.
Nợ TK635: Ghi nhận số tiền chênh lệch giữa giá mua lớn hơn giá bán.
Có TK121: Ghi nhận giá trị mua vào của chứng khoán bán ra.
Trường hợp phải thu khách hàng khi bị trả hàng
Nợ TK5212: Ghi nhận hàng bán trả lại.
Nợ TK333: Ghi nhận thuế và khoản nộp nhà nước.
Có TK131: Ghi nhận phải thu khách hàng.
Trường hợp phải thu khách hàng các khoản giảm giá và chiết khấu thương mại
Nợ TK5211: Ghi nhận các chiết khấu thương mại.
Nợ TK5213: Ghi nhận các khoản giảm giá hàng bán.
Nợ TK333: Ghi nhận thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Có TK131: Ghi nhận phải thu khách hàng.
Trường hợp khách hàng thực hiện thanh toán tiền hoặc ứng trước tiền hàng
Nợ TK111,112: Ghi nhận thu tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Có TK131: Ghi nhận số tiền khách hàng thanh toán trước.
Trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng bằng sản phẩm
Nợ TK153, 156,155: Ghi nhận nguồn vật liệu, hàng hóa, CCDC, thành phẩm.
Nợ TK133: Ghi nhận thuế GTGT khấu trừ.
Có TK131: Ghi nhận phải thu khách hàng.
Trường hợp phải thu khách hàng phí ủy thác
Nợ TK131: Ghi nhận phải thu khách hàng.
Có TK5113: Ghi nhận doanh thu dịch vụ phí ủy thác.
Có TK33311: Ghi nhận thuế phải nộp.
Trường hợp khách hàng không thanh toán các khoản phải thu và phải xử lý xóa sổ
Nợ TK2293: Ghi nhận dự phòng tổn thất các khoản phải thu đã lập.
Nợ TK6422: Ghi nhận các khoản dự phòng tổn thất chưa lập.
Có TK131: Ghi nhận phải thu khách hàng.
Trường hợp trả lại tiền thừa khi khách hàng thành toán dư
Nợ TK131: Ghi nhận các khoản thu tiền thừa của mặt hàng.
Có TK111, 112: Ghi nhận trả lại tiền thừa bằng tiền mặt hoặc tiền gửi khách hàng.
Trên đây, Hoàn Cầu Office đã đề cập đến những tình huống và cách để xử lý số dư tài khoản 131. Ngoài ra, trên thực tế chúng ta còn rất nhiều cách xử lý khác. Nếu bạn còn trăn trở về tài khoản 131 là gì? thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901 668835 để được tư vấn nhé.