Chiết khấu thương mại là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và bán hàng. Nhưng bạn đã hiểu đúng ý nghĩa và tác dụng của nó chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá khái niệm chiết khấu thương mại là gì? và tại sao nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh.
MỤC LỤC
Khái niệm về chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là một phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để giảm giá niêm yết cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn. Khi áp dụng chiết khấu thương mại, một khoản giảm giá sẽ được trừ vào giá trước thuế GTGT.
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc sử dụng chiết khấu thương mại là cách để thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu thương mại có thể được thực hiện theo các hình thức cụ thể sau:
Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng: Giảm giá ngay trong lần mua hàng đầu tiên.
Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng: Đạt khối lượng mua hàng nhất định sau một số lần mua hàng để hưởng chiết khấu.
Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại: Tính toán chiết khấu sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng trong kỳ khuyến mại.
Mỗi hình thức chiết khấu có những quy định và thủ tục kế toán riêng, tuy nhiên, cũng có các quy định chung của nhà nước về việc áp dụng chiết khấu thương mại này.
Trong việc hạch toán kế toán, chiết khấu thương mại được ghi vào tài khoản chiết khấu theo quy định của doanh nghiệp, tương ứng với khoản chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng trong kỳ.
Khái niệm chung chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán là một khoản tiền mà người bán giảm giá cho người mua khi người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn mà đã được thỏa thuận trước đó.
Tính chất của chiết khấu thanh toán là một khoản chi phí tài chính cho bên bán và là một khoản doanh thu hoạt động tài chính cho bên mua.
Bên bán không cần phải xuất hóa đơn để ghi nhận chiết khấu thanh toán cho người mua.
Vì chiết khấu thanh toán là một khoản chi phí tài chính, nên nó được tính vào chi phí và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
**Doanh nghiệp nhẹ việc hơn với dịch vụ kế toán thuế TPHCM
Phân biệt sự khác biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Sự khác biệt giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại như sau:
Về hóa đơn
Chiết khấu thương mại: Chiết khấu có thể được áp dụng bằng cách trừ trực tiếp vào đơn giá sản phẩm hoặc thông qua việc thể hiện số tiền chiết khấu trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm cho bên mua.
Chiết khấu thanh toán: Không trừ vào giá trị trên hóa đơn và không xuất hóa đơn.
Tác động về doanh thu hay chi phí
Chiết khấu thương mại:
Đối với bên bán: sẽ làm giảm mức doanh thu
Đối với bên mua: trừ trực tiếp vào giá trị mua hàng
Chiết khấu thanh toán:
+ Đối với bên bán: Chiết khấu không làm giảm doanh thu ghi nhận, mà được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính.
+ Đối với bên mua: Không có trừ vào giá trị hàng hóa mua vào, mà được ghi nhận là một khoản doanh thu hoạt động tài chính.
Các tác động về thuế của doanh nghiệp
Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại giúp giảm thuế GTGT và thuế TNDN bằng cách trừ trực tiếp vào doanh thu.
Chiết khấu thanh toán: Được coi là một khoản chi phí đối với bên bán và một khoản doanh thu hoạt động tài chính đối với bên mua, vì vậy nó có tác động tương ứng đến việc giảm hoặc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
**Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mới nhất
Các loại tài khoản kế toán liên quan
Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc hạch toán chiết khấu thương mại được thực hiện bằng cách ghi vào tài khoản 5211. Tài khoản này được sử dụng để thể hiện chi phí chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn mà chưa được ghi trên hóa đơn khi bán trong kỳ.
Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, chiết khấu thương mại được hạch toán vào tài khoản 511.
***XEM THÊM: Các loại kế toán báo cáo thuế
Các hạch toán trong chiết khấu thương mại
Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu rõ về chiết khấu thương mại là gì, việc mà các doanh nghiệp và người mua hàng cần quan tâm đến là cách hạch toán chiết khấu thương mại (hay gọi là định khoản chiết khấu thương mại). Việc này sẽ được thực hiện dựa theo Thông tư 113 và Thông tư 200. Cụ thể như sau:
Theo như Thông tư 133 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 511.
Theo như Thông tư 200 thì hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 5211.
Hạch toán định khoản chiết khấu thương mại dựa theo thông tư 200
Sử dụng tài khoản: TK 5211 - tài khoản chiết khấu thương mại
Tài khoản này dùng để phản hồi với người mua hàng do mua hàng với khối lượng và số lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán hàng hóa sản phẩm, cung cấp dịch vụ trong cùng kỳ.
Theo điều lệ 81 của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
Trường hợp trong hóa đơn bán hàng hay hóa đơn GTGT đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ trực tiếp vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán cụ thể trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán) không sử dụng tài khoản 5211. Doanh thu bán hàng được tính dựa theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
Kế toán cần theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản hồi là tài khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn.
Bên bán tiếp nhận doanh thu lúc đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (gọi là doanh thu gộp).
Khoản chiết khấu thương mại cần theo dõi riêng trên tài khoản này và thường gặp phát sinh trong tình huống như:
Số chiết khấu thương mại mà người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua đi mua lại nhiều lần mới đạt đủ lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối.
Cuối kỳ thì các nhà sản xuất mới xác định số lượng hàng hóa mà nhà phân phối (như các siêu thị, chợ) đã tiêu thụ và sau đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại cần trả dựa trên doanh thu bán hàng hoặc số lượng sản phẩm đã bán ra.
Sau đây là cách hạch toán khoản chiết khấu thương mại theo từng trường hợp cụ thể như:
Tình huống 1: Mua 1 lần đạt ngay được CKTM => Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm và đã chiết khấu.
Tình huống 2: Phải mua đi mua lại nhiều lần mới đạt được CKTM => Số tiền chiết khấu được thể hiện ở lần mua cuối.
Tình huống 3: Phần chiết khấu thương mại người mua nhận được lớn hơn số tiền bán hàng được thể hiện trên hóa đơn lần cuối cùng => Phải ghi riêng 1 tờ hóa đơn cho phần CKTM đó.
Tình huống 4: Trường hợp số tiền chiết khấu được thực hiện khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng (chương trình CKBH) => Lập hoá đơn chỉnh sửa kèm bảng sao kê các số hoá đơn cần hiệu chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Lưu ý: khi lập báo cáo tài chính sẽ không phát sinh doanh thu.
Hạch toán chiết khấu thương mại dựa theo thông tư 133
So với Thông tư 133 với Thông tư 200 khi hạch toán khoản chiết khấu thương mại thì điểm khác biệt lớn nhất là: Thông tư 133 không sử dụng tài khoản 521
Khi phát sinh chiết khấu thương mại hạch toán vào Bên Nợ của tài khoản 511
Về cách hạch toán làm tương tự như phần hướng dẫn tại Thông tư 200 nêu trên (Chỉ cần thay đổi nợ 5211 thành nợ 511).
Trong kinh doanh, chiết khấu thương mại là gì? Đây là một khái niệm quan trọng đề cập đến khoản giảm giá được bán hàng áp dụng cho khách hàng mua với số lượng lớn hoặc theo các điều kiện đặc biệt. Chiết khấu thương mại giúp tạo động lực mua hàng, thúc đẩy doanh số và tạo lợi ích cả cho bên bán và bên mua. Đây là một công cụ quan trọng trong chiến lược bán hàng của các doanh nghiệp, giúp nâng cao cạnh tranh và tạo sự hài lòng cho khách hàng. Qua đó, chiết khấu thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững và phát triển.