Sau một thời gian hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh. Một trong những hình thức mở rộng thường được các doanh nghiệp lựa chọn là lập chi nhánh hoặc công ty con. Tuy nhiên, hai hình thức này có gì khác nhau? Nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau!
Công ty con là gì? Chi nhánh công ty là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”. Ngoài ra, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, công ty con thuộc quản lý của công ty mẹ và được thành lập theo quy trình tương tự công ty mẹ. Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh.

Công ty con và chi nhánh là gì?
Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh
Để có thể xác định nên thành lập công ty con hay chi nhánh, cần phải phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức này. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014, công ty con và chi nhánh khác nhau ở một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí so sánh
Chi nhánh công ty
Công ty con
Hình thức công nhận
Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ
Không có vốn điều lệ, công ty giao cho chi nhánh.
Được quy định tại điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ sở hữu hữu
Chủ sở hữu công ty thành lập ra chi nhánh chịu toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh.
Chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty con.
Tổ chức công tác kế toán
Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn
Vốn giao cho chi nhánh là vốn giao cho đơn vị trực thuộc.
Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.
Mã số thuế
Theo mã số thuế của công ty.
Được cấp một mã số thuế độc lập.
Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Về cơ bản, cả công ty con và chi nhánh đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên,… Ngoài ra, dù được thành lập theo hình thức nào thì chi nhánh hay công ty con cũng đều phải chịu các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại thuế theo hoạt động của từng đơn vị.
Do đó, việc nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ tùy theo mục đích của từng chủ thể. Nếu chủ thể muốn đầu tư kiếm lời trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ thì nên thành lập công ty con. Trong khi đó, nếu chủ thể muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp tại một địa phương hoặc một quốc gia khác thì việc thành lập chi nhánh là thích hợp nhất.
>>> XEM NGAY: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ TPHCM

Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Các bước thành lập công ty con và chi nhánh
Sau khi đã xác định xong nên thành lập công ty con hay chi nhánh, hồ sơ thành lập và thủ tục thực hiện là những vấn đề tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Hồ sơ thành lập
Công ty con
Chi nhánh công ty
● Văn bản ghi rõ điều lệ của công ty.
● Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp.
● Danh sách thành viên cùng các giấy tờ chứng thực.
● Quyết định của công ty mẹ về người góp vốn của công ty và quản lý.
● Giấy ủy quyền của người trực tiếp đi nộp (trong trường hợp đại diện pháp lý của công ty không đi).
● Một số giấy tờ chứng thực của công ty mẹ như đăng ký kinh doanh, chứng thực tài chính,…
● Thông báo thành lập chi nhánh có chữ ký của người đại diện pháp luật.
● Văn bản quyết định thành lập chi nhánh của tổng công ty.
● Biên bản ghi lại quá trình họp và đưa ra quyết định thành lập chi nhánh công ty.
● Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
● Giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
● Giấy chứng nhận hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (nếu có).
● Giấy ủy quyền cho bên trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh với cơ quan chức năng.
Thủ tục thực hiện
Công ty con
Chi nhánh công ty
● Nộp hồ sơ thành lập công ty con tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
● Thời gian được cấp phép: 03 ngày sau khi hoàn thành nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền.
Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc website trực tuyến của Cổng thông tin quốc gia.
Thời gian được cấp phép: 03 ngày sau khi hoàn thành nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con và chi nhánh
Trên đây là một số chia sẻ của Hoàn Cầu về câu hỏi “Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?”. Nếu còn có điều gì thắc mắc về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0901.668.835 hoặc địa chỉ: Số 6-8-10 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM để được tư vấn cụ thể hơn về quy trình thành lập từng loại công ty. Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách bất cứ lúc nào.
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi!