Bạn đang tìm hiểu thông tin về “quy định về con dấu doanh nghiệp” theo pháp luật Việt Nam. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin chính xác nhất về vấn đề này.
Con dấu doanh nghiệp là gì?
Con dấu doanh nghiệp là hình thức đặc biệt, dùng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây là một yếu tố có tính pháp lý giúp nhận biết doanh nghiệp.
Con dấu, dấu mộc được cấp cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Từ ngày 1/1/2015, doanh nghiệp có quyền chủ động trong việc quản lý và sử dụng con dấu. Tuy nhiên, hiện quy định về con dấu doanh nghiệp mới ra khiến nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ.
Cho nên, trong quá trình thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý đến quy định mới của pháp luật.
Các quy định về con dấu doanh nghiệp mới nhất hiện nay
Theo Luật doanh nghiệp tại Điều 44 quy định:
“Doanh nghiệp có quyền quyết định đến số lượng, hình thức cũng như nội dung của con dấu. Trong đó, nội dung của con dấu phải thể hiện đầy đủ những thông tin sau:
Tên doanh nghiệp;
Mã số doanh nghiệp.
Trước khi đưa con dấu vào sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Việc sử dụng, quản lý và lưu trữ con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Con dấu chỉ được sử dụng trong những trường hợp thuộc quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về sử dụng dấu.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp hiện nay
Để thông báo mẫu dấu doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thủ tục:
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thông báo mẫu dấu doanh nghiệp bao gồm:
Thông báo của doanh nghiệp về việc sử dụng mẫu dấu;
Tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ thông báo;
Mục lục hồ sơ thông báo;
Bìa hồ sơ, bìa nilon cứng, bìa giấy mỏng không có chữ sử dụng cho những việc khác.
Sau khi hoàn tất về việc chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT.
Sau 3 ngày làm việc, Phòng sẽ gửi Giấy biên nhận cho Doanh nghiệp và sẽ đăng tải thông báo của doanh nghiệp lên “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” và cấp thông báo về việc đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Những lưu ý về mẫu con dấu doanh nghiệp
Đó là những quy định về con dấu doanh nghiệp và thủ tục thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải biết. Ngoài những vấn đề đó, có một số lưu ý về mẫu con dấu mà doanh nghiệp cần quan tâm:
Số lượng: do doanh nghiệp quy định;
Doanh nghiệp thống nhất về hình dáng, kích thước, màu mực.
Hình dáng: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác.
Ngôn ngữ, hình ảnh không được dùng trong nội dung của mẫu con dấu.
Quốc kỳ, quốc huy, Đảng kỳ nước CHXHCNVN ( Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).
Hình ảnh, biểu tượng, tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị,..
Từ ngữ, ký hiệu, hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Một lưu ý quan trọng về mẫu dấu doanh nghiệp là doanh nghiệp phải tự đảm bảo về tính hợp pháp của mẫu con dấu. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.